Bản tin pháp luật số 4

BẢN TIN PHÁP LUẬT SỐ 04

CHỦ ĐỀ: LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG NƯỚC

 

Bài 1. Căn cứ pháp lý và một số nội dung khái quát về

liên kết đào tạo trình độ đại học trong nước

-  Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

- Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/03/2021 Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học;

Theo đó Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định rõ và cụ thể về liên kết đào tạo trình độ đại học trong nước.

   Mục tiêu của liên kết đào tạo trình độ đại học trong nước     

Liên kết đào tạo trình độ đại học nhằm thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các cơ sở giáo dục đại học và các nguồn lực khác để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và vùng miền.

Liên kết đào tạo trình độ đại học trong nước được thực hiện đối với hình thức đào tạo nào?

Căn cứ tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT khoản 22 Điều 1 Luật 34/2018-QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học. Không thực hiện việc liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Các hình thức của liên kết đào tạo trong nước

Liên kết đào tạo có thể được thực hiện theo các hình thức sau:

- Liên kết đào tạo trực tiếp;

- Liên kết đào tạo trực tuyến;

- Liên kết đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến.

          Luật số 34/2018/QH14 (tải tại đây)

          Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT (tải tại đây)

 

Bài 2. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở chủ trì đào tạo và

cơ sở phối hợp đào tạo đối với chương trình đào tạo liên kết

 

    1. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở chủ trì đào tạo

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo như sau:

 

  • Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;
  • Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành;
  • Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
  • Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;
  • Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không áp dụng điểm a, điểm b khoản này, nhưng chỉ được liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục thuộc cùng bộ quản lý trực tiếp và phải có văn bản giao nhiệm vụ liên kết đào tạo của bộ quản lý trực tiếp.   

     2.  Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo

Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo như sau:

  • Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
  • Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành, trừ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

     

    Bài 3   Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo đại học

     

    -  Thống nhất mức lệ phí tuyển sinh, học phí, tỷ lệ phần trăm học phí trích lại cho đơn vị liên kết đào tạo và được trích tỷ lệ đúng theo thoả thuận.

    -  Được quyền thỏa thuận về chấm dứt liên kết đào tạo khi không còn thỏa mãn các điều kiện liên kết theo quy định của pháp luật và quy định này hoặc khi việc liên kết không còn mang lại lợi ích phù hợp.

    1. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo

    Theo khoản 4 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo như sau:

    2. Các bên tham gia liên kết đào tạo có các quyền sau:

    -  Thỏa thuận, ký kết hợp đồng thực hiện  liên kết đào tạo.

  • Cơ sở chủ trì đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng liên kết đào tạo, thỏa thuận cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tổ chức thực hiện, quản lý quá trình dạy học bảo đảm chất lượng đào tạo và thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
  • Cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đào tạo; báo cáo hoạt động liên kết đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên kết đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh; nếu cơ sở phối hợp đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học phần hoặc của chương trình đào tạo thì phải chuyển sinh viên về cơ sở chủ trì liên kết để tiếp tục đào tạo theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho sinh viên;
  • Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm cùng cơ sở chủ trì đào tạo bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thoả thuận giữa hai bên;
  • Cơ sở chủ trì đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, sinh viên trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.

 

Bài 4. Hồ sơ, thủ tục trong thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học trong nước

 

Cơ sở giáo dục chủ trì liên kết xây dựng quy trình và hồ sơ đăng ký mở lớp liên kết đào tạo trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo theo quy định kèm theo các tài liệu minh chứng sau đây:

Công văn đề nghị liên kết đào tạo của cơ sở phối hợp đào tạo;

- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục của cơ sở giáo dục chủ trì liên kết; Công văn gửi báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của cơ sở phối hợp đào tạo hoặc bản sao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục của cơ sở phối hợp đào tạo (Giấy chứng nhận này áp dụng từ khóa tuyển sinh 2024);

Biên bản kiểm tra các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;

Công văn trả lời về đồng ý liên kết đào tạo của cơ sở giáo dục chủ trì liên đào tạo; Quyết định mở ngành đào tạo;

Quyết định mở ngành đào tạo;

Kế hoạch đào tạo;

- Hợp đồng liên kết đào tạo;

Báo cáo hoạt động liên kết đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh.

Một trong những hồ sơ, thủ tục quan trọng trong thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học trong nước đó là Hợp đồng liên kết đào tạo.

Hợp đồng liên kết đào trình độ đại học trong nước quy định cụ thể về các nội dung thực hiện liên kết đào tạo; quyền, trách nhiệm của đơn vị chủ trì và cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo.

Nội dung hợp đồng liên kết đào tạo

Hợp đồng liên kết đào tạo cần đảm bảo các nội dung chính sau:

1. Tên ngành nghề, trình độ đào tạo hoặc nội dung đào tạo; thời gian, địa điểm đào tạo, quy mô và hình thức liên kết đào tạo.

2. Chương trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, thiết bị cho đào tạo.

3. Kế hoạch và tiến độ đào tạo. Trường hợp đơn vị phối hợp liên kết đào tạo là doanh nghiệp cần ghi rõ địa điểm, thời gian đào tạo tại doanh nghiệp, thời gian đào tạo tại đơn vị chủ trì liên kết đào tạo.

4. Giảng viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn; chế độ hoặc tiền lương cho nhà giáo và người học nếu làm ra sản phẩm đạt quy cách trong quá trình thực hành, thực tập (nếu có).

5. Thời hạn thực hiện của hợp đồng liên kết đào tạo.

6. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo.

7. Tài chính thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo.

8. Các nội dung khác có liên quan.

Liên kết đào tạo trình độ đại học trong nước luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở giáo dục đại học, do đó mỗi cơ sở giáo dục đại học cần thường xuyên tìm ra những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng các lớp đào tạo theo hình thức liên kết nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.