Bản tin Pháp luật số 07/2024

BẢN TIN PHÁP LUẬT SỐ 07

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

           

1. Cơ sở pháp lý quy định về về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học

  • Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học;
  • Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013;
  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bo him, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;
  • Nghị định 109/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 quy định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục đại học.

    Trong đó hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục đại học được thể hiện chi tiết, cụ thể tại Nghị định 109/2022/NĐ-CP.

2. Về nguyên tắc qun lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học[1]

Theo Điều 4 Nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định:

  • Cơ sở giáo dục đại học ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo nguyên tc sau đây:

    Hoạt động khoa học và công nghệ cùng hoạt động đào tạo nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước;

    Xác định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của các đơn vị, ging viên và người học trong cơ sở giáo dục đại học đối với hoạt động khoa học và công nghệ;

    Kết quvà hiệu quhoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc và trực thuộc, giảng viên, người học trong cơ sở giáo dục đại học là căn cứ đxem xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan.

  • Cơ sở giáo dục đại học có bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ cấu tổ chức theo quy định. Cơ sở giáo dục đại học quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.
  • Bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học có các giảng viên kiêm nhiệm, cán bộ chuyên trách và các chuyên gia kiêm nhiệm công tác chuyên môn từ các đơn vị trực thuộc để tư vấn thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của đơn vị.

3. Việc thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học[2]

Điều 6, Nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định, cơ sở giáo dục đại học được thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học. Doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học đủ điều kiện theo quy định được đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn bằng tài sản trí tuệ là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn gốc ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý sử dụng để liên doanh, liên kết nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan khác.

Cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền sử dụng theo hình thức ghi tăng tài sản, cơ sở giáo dục đại học tư thục được giao quyền sở hữu tài sản và phải hoàn trả giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thương mại hóa và đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nghị định nêu rõ các quy định trên không áp dụng đối với trường hợp kết quả khoa học và công nghệ thuộc phạm vi bí mật nhà nước.   

4. Nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mnh trong cơ sở giáo dục đại học[3]

Nghị định quy định rõ về nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

  • Điều kiện thành lập và tiêu chí công nhận nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
  • Tiêu chuẩn trưởng nhóm và thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
  • Chính sách ưu đãi cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
  • Trách nhiệm và quyền của tổ chức chủ trì, trưởng nhóm và thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
  • Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học.

5. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong trong cơ sở giáo dục đại học[4]

Các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong trong cơ sở giáo dục đại học được đề cập trong Nghị định gồm:

  • Hoạt động sở hữu trí tuệ;
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, người học;
  • Hoạt động chuyển giao công nghệ;
  • Hợp tác về khoa học và công nghệ giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp ngoài cơ sở giáo dục đại học;
  • Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;
  • Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;
  • Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ;
  • Liêm chính học thuật.

6. Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học[5]

a) Để thúc đẩy đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học, Nghị định đã quy định về đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học, gồm:

  • Xây dựng phòng thí nghiệm tập trung, phòng thí nghiệm chuyên ngành, liên ngành hiện đại và đồng bộ; phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học;
  • Hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, khu làm việc chung trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của cơ sở giáo dục đại học;
  • Số hóa thư viện trong cơ sở giáo dục đại học để khai thác cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài;
  • Mua cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ; mua công nghệ, hỗ trợ chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài theo quy định;

b) Nghị định quy định Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học được hình thành từ các nguồn sau đây:

Kinh phí trích từ nguồn thu học phí;

Các khoản đóng góp tự nguyện, tài trợ, hiến, tặng của cựu sinh viên hoặc của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

Các nguồn thu hợp pháp khác.

c) Quy định về Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

Ngân sách nhà nước từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và nguồn sự nghiệp khác theo quy định;

Nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước của cơ sở giáo dục đại học bao gồm nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo, hoạt động kinh doanh, phục vụ cộng đồng, đầu tư tài chính (nếu có) và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

Tài trợ, viện trợ, hiến, tặng của cựu sinh viên hoặc của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động khoa học và công nghệ; Chi ngân sách nhà nước cho phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.

Nghị định 109/2022/NĐ-CP một lần nữa khẳng định vai trò của nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học, cụ thể đã chỉ rõ rằng hoạt động khoa học và công nghệ cùng hoạt động đào tạo là nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước.



[1] Điều 4, Nghị định 109/2022/NĐ-CP

[2] Điều 6, Nghị định 109/2022/NĐ-CP

[3] Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, Nghị định 109/2022/NĐ-CP

[4] Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, Nghị định 109/2022/NĐ-CP

[5] Điều 21, 22, 23, 24, Nghị định 109/2022/NĐ-CP