Xây dùng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ xây dùng đất nước đòi hỏi phải luôn kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; những thành tựu mà nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dùng đất nước luôn gắn với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Là một lĩnh vực rộng lớn trong toàn bộ công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, quan hệ tới các lợi ích sống của quốc gia và của dân tộc, tới các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quốc, toàn dân, các ngành, các cấp và của toàn xã hội, cần được tổ chức, phối kết hợp thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và chế độ xã hội chủ nghĩa. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia có nơi, có lúc không được quán triệt một cách đầy đủ hoặc không được tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất nên đó dẫn đến tình trạng chia cắt, chồng chéo... làm hạn chế nhiều đến hiệu quả công tácbảo vệ an ninh quốc gia. Mặt khác, do yêu cầu xây dùng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới của đất nước và thực tiễn công cuộc xây dùng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay đó đặt ra những vấn đề mới về an ninh quốc gia; song, các quy định của pháp luật hiện hành còn phân tán, chưa đầy đủ hoặc không còn phù hợp, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, cần có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, đó là Luật An ninh quốc gia, nhằm xác định rõ các nguyên tắc, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, của các ngành, các cấp và của mọi công dân trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết số 19/1998/QH10 ngày 02/12/1998 của Quốc hội (khóa X) kỳ họp thứ tư về Chương trình xây dùng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đó ra Nghị quyết số 76/1999/NQ-UBTVQH10 phân công Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan soạn thảo Dự án Luật An ninh quốc gia để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Căn cứ vào các Nghị quyết nêu trên, ngày 03/6/1999, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Luật An ninh quốc gia, gồm đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp để tổ chức và tiến hành xây dùng đạo luật quan trọng này. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI (tháng 4/2004), trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban quốc phòng và an ninh, các đại biểu Quốc hội đó thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật An ninh quốc gia. Tháng 8/2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách về các dự án luật, trong đó có dự án Luật An ninh quốc gia. Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với những nội dung của dự thảo Luật; tán thành về sự cần thiết và đề nghị ban hành Luật này vào thời điểm hiện nay là thích hợp. Ngày 3/12/2004, Luật An ninh quốc gia đó được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua.
Thông tin chi tiết xin xem toàn văn Luật An ninh quốc gia trong
file đính kèm dưới đây.