Luật tiếp công dân

gày 25/11/2013, Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, với 9 chương, 36 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Luật quy định về trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.
 Những quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Trụ sở, bộ phận làm công tác tiếp dân giữa các văn bản trước đây còn có sự khác nhau, thiếu thống nhất; nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở tiếp công dân, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân, công chức làm công tác tiếp công dân chưa được quy định đầy đủ và rõ ràng; phạm vi trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thường trực tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng, của Trụ sở tiếp công dân các cấp chưa rõ ràng; mối quan hệ giữa Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương với cơ quan thường trực tiếp dân ở địa phương và mối quan hệ giữa Trụ sở tiếp công dân với cơ quan thanh tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng; quyền và nghĩa vụ của công chức tiếp công dân, của người phụ trách Trụ sở tiếp công dân; tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với công chức tiếp công dân; trình tự, thủ tục tiếp công dân, công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân…chưa được quy định đầy đủ và cụ thể.
Để đổi mới công tác tiếp công dân, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 10/01/2008, Bộ Chính trị có Thông báo kết luận số 130-TB/TW về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Tiếp theo đó, Ban Bí thư Trung ương có Thông báo số 307-TB/TW ngày 10/2/2010 về Đề án đổi mới công tác tiếp công dân, trong đó chỉ rõ: trách nhiệm của các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các cấp chính quyền, đoàn thể trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức công tác tiếp công dân và trực tiếp tiếp công dân; phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân, tăng cường công tác của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc giám sát công tác tiếp công dân; đồng thời “Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh việc đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác tiếp công dân, trong đó có Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế tổ chức tiếp công dân và pháp luật khiếu nại, tố cáo có liên quan”. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần đổi mới một cách toàn diện và triệt để công tác tiếp công dân.
Ngày 25/11/2013, Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, với 9 chương, 36 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Luật quy định về trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.
Xem toàn văn nôi dung Luật tiếp công dân tại đây.